Quy trình đo lường

1. Khảo sát     cơ bản 2. Thiết lập      panel mẫu 3. Thu thập      dữ liệu 4. Thẩm định      dữ liệu 5. Kết nối      cơ sở dữ liệu 6. Chuyển giao     dữ liệu

1. Khảo sát cơ bản

Khảo sát thông tin về đặc điểm nhân khẩu học-kinh tế xã hội về dân số và hộ gia đình của khu vực nghiên cứu đo lường, kết quả này được dùng làm cơ sở cho:
- Tính toán và thiết lập tiêu chí chọn hộ gia đình để đảm bảo tính đại diện của xã hội
- Ước lượng Universe cho các nhóm mục tiêu
- Thiết lập TAM Panel

2. Thiết lập panel mẫu

TAM Panel là tập hợp những hộ gia đình được tuyển chọn làm mẫu đại diện để triển khai các hoạt động đo lường khán giả. TAM Panel được thiết lập dựa trên các tiêu chí kiểm soát (số thành viên trong gia đình, số tivi sở hữu, thành phần kinh tế-xã hội, phương tiện thu sóng…) nhằm đảm bảo Panel đại diện cho dân số tại khu vực nghiên cứu và các đặc điểm xem truyền hình được thu thập bởi khảo sát cơ bản trước đó.
Sau khi đồng ý tham gia, các tivi của hộ gia đình trong TAM panel được sử dụng với mục đích xem truyền hình sẽ được lắp đặt thiết bị People Meter để ghi nhận hoạt động xem truyền hình của các thành viên trong hộ gia đình.

3. Thu nhận dữ liệu

Toàn bộ hoạt động xem truyền hình trong ngày của các thành viên trong hộ gia đình (VD: thời gian bật/tắt, kênh truyền hình, mã thành viên đang xem, xem bao lâu…) được thiết bị People Meter tự động ghi nhận và gửi về hệ thống Trung tâm xử lý dữ liệu qua Landline/GPRS.

4. Thẩm định dữ liệu

Dữ liệu thu thập từ các hộ gia đình phải được kiểm tra, đánh giá để đảm bảo tính logic, tính chính xác trước khi chuyển sang quy trình xử lý tiếp theo.
4 bước trong quá trình thẩm định dữ liệu:
• Thẩm định việc tuân thủ các qui định thao tác thiết bị đo lường (Compliance validation)
• Thẩm định cá nhân (Personnel validation)
• Thẩm định kỹ thuật (Technical validation
• Thẩm định việc xem tivi thông qua các kiểm tra logic (Viewing validation)
Gán trọng số cho dữ liệu (data weighting) và suy rộng kết quả mẫu.
Cần áp dụng trọng số để điều chỉnh tỷ lệ đại diện của các nhóm dân số trong Panel nhằm đảm bảo kết quả đo lường sát với thực tế nhất.
Đồng thời trọng số cũng được áp dụng nhằm suy rộng kết quả đo lường thành các đơn vị tuyệt đối (ví dụ ngàn khán giả) tương ứng với thực tế.

5. Kết nối cơ sở dữ liệu


6. Chuyển giao dữ liệu

Sau khi kết hợp ba cơ sở dữ liệu thành Cơ sở dữ liệu toàn diện, chúng tôi tiến hành bàn giao cho các đối tác/khách hàng khai thác, sử dụng thông qua công cụ phân tích chuyên sâu INSTAR hoặc CHOICES.

Bảng chú giải

Audience Share: Thị phần khán giả. Là tỷ lệ % tổng lượt khán giả xem truyền hình.
GRP (Gross Rating Point): Là tỉ lệ khán giả đã xem/tiếp xúc với một quảng cáo trong toàn bộ chiến dịch, tính trên tổng thể dân số mục tiêu.
OTS (Opportunity to See): số lần bình quân một khán giả có thể xem/thấy mẫu quảng cáo.
Rating: Lượng khán giả bình quân xem truyền hình vào mỗi đơn vị thời gian đo lường của thị trường được nghiên cứu
Reach: Lượng khán giả xem truyền hình tại mỗi thời điểm đo lường của thị trường được nghiên cứu
Để thu hút được khán giả, có kết quả tốt, chương trình cần thu hút được lượng người xem (Reach) đông và nội dung chương trình đủ hấp dẫn để giữ chân khán giả xem lâu (AvAud View).
Share: Thị phần khán giả của một chương trình/kênh so với các chương trình/kênh khác tại cùng một thời điểm phát sóng.
TVC (Television Commercial): Hay còn gọi là spot, là clip quảng cáo về sản phẩm, thương hiệu. Đây là loại hình quảng cáo phổ biến nhất.
Universe: Tổng dân số nhóm khán giả mục tiêu trên thị trường nghiên cứu theo một số đặc điểm nhân khẩu học. VD: tập hợp dân số từ 4 tuổi – 65 tuổi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.